Bất chấp trời lạnh và có mưa, sinh viên và giảng viên Trường Cá cược xổ số đã có mặt tại lễ khai mạc sự kiện “Chủ nhật Đỏ” và tham gia hiến máu.
Sáng ngày 17/1, Trường Cá cược xổ số lần thứ 6 đứng ra tổ chức lễ phát động chương trình hiến máu nhân đạo “Chủ nhật Đỏ” với sự tham gia của hàng nghìn sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.
Mỗi năm ước tính Việt Nam cần 1,8 triệu đơn vị máu để cứu chữa người bệnh, và nguồn máu chủ yếu dựa vào sự hiến máu tự nguyện của cộng đồng, đặc biệt từ người trẻ như sinh viên.
“Sinh viên Bách khoa Hà Nội luôn được chú trọng đào tạo kiến thức chuyên môn đồng thời cũng được khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội, rèn luyện ý thức trách nhiệm vì cộng đồng, qua đó xây dựng những giá trị đạo đức nhân văn cao đẹp,” PGS. Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng, phát biểu tại buổi lễ.
PGS. Nguyễn Phong Điền phát biểu tại lễ khai mạc chương trình "Chủ nhật Đỏ" tổ chức vào ngày 17/1 tại Trường Cá cược xổ số . Ảnh: CCPR.
Trong những năm qua, với khẩu hiệu “Bách Khoa nghìn giọt hy vọng”, Nhà Trường tích cực tổ chức và vận động cán bộ, sinh viên hiến máu cứu người. “Mỗi giọt máu cứu chữa được cho người bệnh cũng chính là một niềm hạnh phúc của thầy và trò Bách Khoa Hà Nội,” PGS. Nguyễn Phong Điền nói.
Bách khoa Hà Nội luôn là đơn vị dẫn đầu trong khối các trường đại học và cao đẳng trên cả nước về thành tích đóng góp cho phong trào hiến máu nhân đạo. Mỗi năm Trường vận động được khoảng 2.500 đơn vị máu.
Bách khoa Hà Nội đã ba lần được Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trao giải thưởng “Giọt hồng”. Bên cạnh đó, nhiều tập thể, cá nhân trong Trường được Trung ương Đoàn và Bộ Y tế tặng bằng khen.
Sinh viên và giảng viên, cán bộ Trường Cá cược xổ số hiến máu tại sự kiện khai mạc chương trình "Chủ nhật Đỏ" tổ chức vào ngày 17/1 tại Thư viện Tạ Quang Bửu. Ảnh: CCPR.
Chia sẻ về những khó khăn trong thời điểm cần phải có những sự kiện tạo “cú huých” như “Chủ nhật Đỏ”, TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, cho biết áp lực tiếp nhận và cung cấp máu trước, trong, sau Tết luôn là nỗi lo thường trực cho các cơ sở truyền máu “Nhất là đối với các chế phẩm có thời hạn bảo quản ngắn như khối tiểu cầu chỉ có thể lưu trữ 3-5 ngày”, TS. Quốc Khánh nói.
Nét mới của “Chủ nhật Đỏ 2021” là kéo dài từ 12/2020 đến 3/2021, thay vì dồn vào thời điểm cận Tết. “Vào các dịp thiếu máu điều trị thì chương trình vẫn vận động tổ chức”, Tổng biên tập báo Tiền Phong, Lê Xuân Sơn, phát biểu. “Tôi tin và mong bất kỳ ai có sức khỏe, có tấm lòng xin đừng chần chừ tham gia hiến máu. Sự lưỡng lự, ngại ngần của chúng ta có thể ảnh hưởng đến sinh mệnh của người bệnh.”
Tổng biên tập báo Tiền phong Lê Xuân Sơn phát biểu tại buổi họp báo chương trình "Chủ nhật Đỏ" tổ chức vào ngày 17/1. Ảnh: Công Thắng.
“Chủ nhật Đỏ”, với thông điệp “Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của bạn và tôi”, là một sự kiện thường niên bắt đầu từ 2009. Chương trình do báo Tiền Phong chủ trì và phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Ban Chỉ đạo Vận động Hiến Máu Tình nguyện cùng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của các tỉnh và thành phố.
Chương trình ngày một lớn mạnh với sự tham gia của hơn 40 tỉnh, thành phố và nhiều cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương cùng tích cực hưởng ứng, vào cuộc, theo Tổng biên tập báo Tiền Phong.
“Chủ nhật Đỏ” đã trở thành sự kiện trên quy mô toàn quốc với mục đích khắc phục tình trạng khan hiếm máu vào dịp Tết Nguyên đán. Chương trình năm nay dự kiến sẽ tiếp nhận hơn 50.000 đơn vị máu tại 80 điểm hiến máu, theo ban tổ chức Ban tổ chức.
Theo báo Tiền Phong, năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều tỉnh thành và đơn vị đã không thể tổ chức được chương trình Chủ nhật Đỏ. Nhưng với sự nỗ lực của ban tổ chức, số lượng máu tiếp nhận vẫn đạt chỉ tiêu đề ra là gần 47.000 đơn vị máu.
CCPR
Tác giả: Phạm Thanh Huyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn