Cuộc thi Sáng tạo Khởi nghiệp Công nghệ HUST TECHSTART 2022 đã hoàn thành chặng đua cuối cùng. Trải qua 3 tháng với 3 vòng thi đầy kịch tính, Top 5 chung cuộc đã trình diễn một đêm chung kết bùng nổ hơn bao giờ hết.
Tối 23/6, tại Hội trường C2, Trường Cá cược xổ số , Vòng Chung kết đã diễn ra đầy kịch tính và thú vị. Được biết, chỉ sau 5 ngày chính thức mở đơn đăng ký tham dự đêm chung kết TECHSTART 2022, với sự ủng hộ to lớn của các bạn sinh viên, toàn bộ vé cho đêm chung kết đã cháy hàng. Đối với những thành viên chưa đăng ký được vé tham dự vẫn có thể theo dõi đêm Chung kết qua livestream fanpage TECHSTART - Cuộc thi Sáng tạo Khởi nghiệp Công nghệ HUST và fanpage Trường.
Tại đêm Chung kết của cuộc thi, PGS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Bách khoa Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi mong các em tiếp tục nuôi dưỡng ý chí, đam mê sáng tạo để có thêm nhiều những thành công trong tương lai”.
Hiệu trưởng Quyết Thắng khẳng định Nhà trường đang cố gắng tạo dựng, nuôi dưỡng niềm đam mê sáng tạo của các em sinh viên và kết nối hệ thống đổi mới sáng tạo trong cả nước. “Cả nước đang động viên những tinh thần khởi nghiệp, say mê khởi nghiệp của các em”, theo PGS. Huỳnh Quyết Thắng.
PGS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Bách khoa Hà Nội phát biểu tại đêm chung kết 23/6. Ảnh: CCPR
Hiệu trưởng Nhà trường cũng mong được tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật để đẩy mạnh phong trào này, không chỉ ở ĐHBK Hà Nội mà còn chung cho các trường đại học trên cả nước. Ông nhấn mạnh: “Hy vọng đây là điểm sáng để khoa học, công nghệ Việt Nam phát triển, có nhiều sản phẩm từ những ý tưởng ban đầu trở thành doanh nghiệp StartUp đứng được trên thị trường, vươn xa ra thế giới”.
Một trong 10 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện “Chiến lược phát triển Trường Cá cược xổ số giai đoạn 2017-2025” trong giai đoạn 2021-2025 là “Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo”. Vì vậy, các cuộc thi sáng tạo, khởi nghiệp của sinh viên luôn giành được sự quan tâm hàng đầu của Nhà trường.
Cuộc thi Sáng tạo Khởi nghiệp Công nghệ TECHSTART được tổ chức bởi ĐHBK Hà Nội, định hướng là một vườn ươm khởi nghiệp giúp sinh viên Việt Nam hiện thực hóa ý tưởng công nghệ của mình.
Đến với chặng đua cuối cùng này, TECHSTART 2022 đã gọi tên 5 nhà thám hiểm tài ba là các đội thi: AtFarm_S (Hệ thống kiểm soát khí hậu chuồng nuôi); The Savers (SkinUni - Ứng dụng khám bệnh ngoài da và kết nối các cơ sở y tế bằng trí tuệ nhân tạo); TRAIVI – BKCIM (Máy tận thu xà cừ ngọc trai); STYLIX (Phòng thử đồ ảo – Stylix); Thang Long's Alumni (Pin sinh học - Biobattery).
Đội thi trình bày nghiên cứu tại Vòng Chung kết cuộc thi TECHSTART 23/6. Ảnh: CCPR
Để quyết định nhà vô địch cho cuộc thi TECHSTART năm nay, dàn giám khảo quyền lực, những người cầm cân nảy mực, đã làm việc rất hăng say và công tâm. Trước đó, các đội thi đã trải qua 3 vòng thi với 5 buổi đào tạo cùng nhiều hoạt động bên lề hấp dẫn.
Bên cạnh đó, với sự góp mặt của các nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm, các đội thi đã học hỏi thêm rất nhiều thông qua những lời nhận xét và phản biện để có thêm kiến thức và sự tự tin vững bước trên hành trình khởi nghiệp.
Tham gia Cuộc thi Sáng tạo Khởi nghiệp Công nghệ TECHSTART 2022, sinh viên không chỉ có thêm những kiến thức về khoa học, công nghệ mà còn mở mang thêm hiểu biết về cách vận hành sản phẩm, quy trình sản xuất và thương mại hóa sản phẩm, sẵn sàng cho tương lai khởi nghiệp, sáng tạo và năng động.
Đến với TECHSTART, các đội thi không chỉ được cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn cơ hội trải nghiệm thực tế, được đến gần với ông lớn về công nghệ Viettel, FPT, … và được chiêm ngưỡng những công trình công nghệ thông tin quốc gia, trung tâm dữ liệu quốc tế, biết thêm văn hóa từng doanh nghiệp, được dẫn dắt, hỗ trợ hoàn thiện năng lực với mentor giàu kinh nghiệm, những cố vấn cao cấp của tập đoàn, những chuyên gia hoạch định dự án hàng đầu của FPT và Viettel.
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh: Đây là cuộc thi của “những trí tuệ điển hình của Việt Nam”. Thông qua cuộc thi, các đội nhóm có thể lan tỏa trí tuệ, mô hình sáng tạo; bên cạnh đó được học hỏi từ những người đi trước. Điều đó giá trị hơn những giải thưởng đạt được, giúp sinh viên chinh phục bản thân, chinh phục thị trường và các nhà đầu tư.
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phát biểu tại cuộc thi ngày 23/6. Ảnh: CCPR
Cục trưởng Phạm Hồng Quất đánh giá cao mối liên kết chặt chẽ giữa Đoàn Thanh niên ĐHBK Hà Nội với Thành đoàn Hà Nội và Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc triển khai những dự án, thử thách, cuộc thi về khoa học và công nghệ.
Ông hy vọng trong những năm tới, Bách khoa Hà Nội có thể nhân rộng mô hình cuộc thi, liên kết với các trường khối ngành kinh doanh, tài chính; liên kết giữa các Đại học Bách khoa; hay xa hơn là hợp tác với những đại học tương tự ở các nước khác trên thế giới, những nơi có thị trường khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo tốt.
Ông Quất cũng bày tỏ mong muốn Nhà trường tiếp tục thắp lửa đam mê của sinh viên, cùng các nhà cố vấn, ban giám khảo để lại dấu ấn quan trọng trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo quốc gia.
Tại Vòng Chung kết của cuộc thi, với tâm thế chiến đấu hết sức, hết mình, các đội thi rất tự tin, vạch ra lộ trình rõ ràng với những bảng kế hoạch chi tiết, những con số thuyết phục. Có thể thấy, sinh viên Cá cược xổ số không ngại mày mò, nghiên cứu, tìm hiểu, thể hiện bản thân và tự tin định giá sản phẩm của mình.
Kết quả chung cuộc, Cuộc thi Sáng tạo Khởi nghiệp Công nghệ TECHSTART 2022 gọi tên Quán quân AtFarm_S với nghiên cứu Ứng dụng Giải pháp tự động hóa vào việc kiểm soát tiểu Khí hậu chuồng nuôi kiểu kín phục vụ cho chăn nuôi. Kế tiếp, ngôi vị Á quân là đội STYLIX (Phòng thử đồ ảo – Stylix) và Quý quân là đội TRAIVI - BKCIM (Máy tận thu xà cừ ngọc trai).
Với mong muốn kiểm soát môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi trong chăn nuôi lợn hoặc gà sử dụng kiểu chuồng nuôi kín công nghiệp, cấp không khí chủ động, nhóm AtFarm_S đã nghiên cứu kỹ càng, khảo sát và chế tạo máy dùng thử cho một số hộ gia đình. Giải pháp của nhóm có thể áp dụng và cứu cánh cho rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi công nghiệp ở nước ta hiện nay, rất thiết thực và gần gũi, hữu dụng.
Được xướng tên cho ngôi vị Nhà vô địch, Nguyễn Khắc Tùng - Kỹ sư Cơ khí động lực K59, trưởng nhóm AtFarm_S - chia sẻ: “Tham gia cuộc thi một chặng đường không quá dài, nhưng chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều. Đạt được kết quả ngày hôm nay cũng một phần nhờ may mắn và sự nỗ lực của các thành viên với tinh thần cầu thị, ham học hỏi của các thành viên”.
Nhóm AtFarm_S gồm 5 thành viên đến từ các trường Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân và Cá cược xổ số . Trưởng nhóm cho biết: Đội nhóm cảm thấy đã trưởng thành hơn rất nhiều, học hỏi được rất nhiều thứ. Mục tiêu lớn nhất nhóm đã đạt được khi tham gia cuộc thi là đi đến cuối chặng đường, được tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, được các anh chị, thầy cô cố vấn đã chỉ ra những điểm còn yếu của đội nhóm và được hướng dẫn cách làm, cách giải quyết vấn đề.
“Tôi hy vọng rằng các đội nhóm tham gia Techtstart 2022 luôn giữ lửa nhiệt huyết, sáng tạo và đam mê theo đuổi ý tưởng của mình”, Khắc Tùng nhấn mạnh.
Hạ San
Tác giả: Phạm Thanh Huyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn