Cá cược xổ số
//psj-co.com/uploads/sys/logo-dhbk-1-02_130_191.png
Thứ năm - 08/12/2022 06:29
Dự buổi lễ Kỷ niệm 50 chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không được tổ chức rất trang trọng tại Cá cược xổ số
hôm nay (8/12/2022), nghe các vị tướng lĩnh là nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia chiến dịch “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” kể chuyện đánh “pháo đài bay B52 của Mỹ” nhắc nhiều đến từ “trắc thủ”, lại thấy tò mò: Sao nhắc nhiều đến họ trong chiến thắng oanh liệt năm 1972 đến vậy? Niềm tự hào dâng cao khi các trắc thủ ấy lại là những người Bách khoa!
Chuyện các trắc thủ - người Bách khoa bắn hạ B52 từ mặt đất
Tìm hiểu trên Internet, trắc thủ được định nghĩa như sau: Trắc thủ là thành phần trong kíp chiến đấu của tiểu đoàn tên lửa có điều khiển. Mỗi một loại khí tài tên lửa có điều khiển có từng vị trí trắc thủ khác nhau. Tên lửa có điều khiển C75-M3 có 3 thành phần trắc thủ điều khiển như: Trắc thủ góc tà, cự ly, phương vị. Theo điều khiển, mỗi trắc thủ được phân công lái đạn trực tiếp sẽ lái theo các hướng khác nhau. Phương vị lái vòng tròn, cự ly thì ấn định, góc tà nâng lên, nâng xuống.
Thật tự hào, 3 trận địa súng cao xạ phòng không 14,5 ly ngay trên nóc các nhà C1, C9 và A1, A2, A3 của thầy trò Bách khoa đã tham gia hiệu quả nhiều trận chiến đấu, góp phần tạo nên lưới lửa phòng không tầm thấp của quân dân Hà Nội đánh trả quyết liệt máy bay phản lực Mỹ trên bầu trời Thủ đô.
Sáng nay, với sinh viên Cá cược xổ số
, Trắc thủ góc tà Nguyễn Đức Chiêu - Cựu sinh viên Bách khoa khoá 13, tiểu đoàn 72, trung đoàn 285, sư đoàn 363 - người trực tiếp bắn rơi B52 tại hồ Hữu Tiệp - Ngọc Hà, Hà Nội – không chỉ kể lại câu chuyện “bắt sống” máy bay B52 thế nào, mà còn tự hào chia sẻ về những người đồng đội – Trắc thủ cự ly Nguyễn Văn Tuyền và Trắc thủ phương vị Trương Đăng Khoa - những sinh viên năm thứ 1, năm 2 Bách khoa lên đường nhập ngũ đã góp sức cho chiến công này.
Về chiến công bắn hạ máy bay B52, bác Nguyễn Đức Chiêu chia sẻ tóm lược về tình hình chiến sự lúc bấy giờ, việc khó khăn khi bắn máy bay hiện đại bậc nhất thời đó của Mỹ, những khó khăn khi mục tiêu là bắn B52 nhưng lại phải tiết kiệm đạn, là những kỳ vọng của đội ngũ tiếp đạn, mong ngóng có được thành quả sau cả ngày dài hoạt động mệt nhoài… Trưa hôm đó với các trắc thủ là rất nhiều khó khăn, áp lực…
Cho đến giờ, vẫn vẹn nguyên ký ức trong trắc thủ Nguyễn Đức Chiêu hình ảnh một màn lửa tóe lên. Trong khoảnh khắc, vọng quan sát bằng mắt báo về: “Hai quả tên lửa rời bệ bay lên gặp mục tiêu nổ tốt, máy bay cháy rất to, đang rơi xuống trung tâm Hà Nội”. Giữa tiếng tiếng hò reo của anh em trong đội, bác Chiêu lặng đi vì xúc động.
Trắc thủ Nguyễn Đức Chiêu và đồng đội đã bắn hạ máy bay B52 khi chúng trên đường bay vào Hà Nội, tiêu diệt 2, bắt sống 4 phi công địch; phần thân máy bay B52 rơi xuống hồ Hữu Tiệp làng Ngọc Hà, còn đuôi và cánh thì rơi xuống đường Hoàng Hoa Thám gần đó. Ðây là chiếc B-52 duy nhất còn nguyên bom, đạn; chúng chưa kịp gây tội ác thì đã bị bắn hạ. Vì thế, Tiểu đoàn 72 của Trắc thủ góc tà Nguyễn Đức Chiêu còn được mệnh danh là đơn vị "bắt sống máy bay B52". 4 phi công bị bắt sống sau này được Chính phủ Việt Nam trao trả cho phía Mỹ.
Cả hội trường vỗ tay không ngừng khi nghe tin các trắc thủ anh hùng đều có cuộc sống thời bình rất thành đạt, hạnh phúc và họ luôn gắn bó với Bách khoa Hà Nội:
Sau năm 1975, trắc thủ góc tà Nguyễn Đức Chiêu học tiếp Cá cược xổ số
K19. Năm 1979, bác Chiêu về công tác tại Tổng cục Kỹ thuật. Năm 1986, bác chuyển ngành về Bộ Công nghiệp nhẹ và làm việc tại Nhà máy Cơ khí Quang Trung.
Còn trắc thủ cự ly Nguyễn Văn Tuyền sau khi xuất ngũ đã tiếp tục học tại Cá cược xổ số
K17 và trở thành giáo viên. Năm 2002, bác chuyển về Đại học Bách khoa, nguyên là Trưởng khoa Mác - Lênin của Cá cược xổ số
.
Trắc thủ phương vị Trương Đăng Khoa luân chuyển công tác ở nhiều đơn vị và tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, dù ở cương vị nào ông cũng luôn ý thức mình là lính Cụ Hồ, kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng và đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước. Hiện ông đã nghỉ hưu và sinh sống tại Thái Bình.
Những phi công – người Bách khoa bắn hạ B52 trên không
Phát biểu tại buổi lễ, PGS. Huỳnh Quyết Thắng – Hiệu trưởng Cá cược xổ số
– tự hào chia sẻ với các vị đại biểu, các vị khách quý, các sinh viên đến từ Học viện Phòng không – Không quân và sinh viên Đại học Bách khoa về những “huyền thoại” bắn hạ B52 trên không là người Bách khoa:
Ngược dòng thời gian, mùa hè năm 1965, khi chính phủ Mỹ tăng cường leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc bằng không quân, 10 sinh viên Cá cược xổ số
đang học năm thứ nhất và năm thứ hai đã được tuyển chọn để đưa sang Nga đào tạo phi công máy bay chiến đấu MIG 21. Năm 1968, Quân chủng Phòng không - Không quân thành lập phi đội bay đêm gồm 10 phi công xuất sắc, sau này là lực lượng chiến đấu tinh nhuệ nhất của không quân miền Bắc với những tên tuổi Vũ Đình Rạng, Vũ Xuân Thiều, trưởng thành từ sinh viên Cá cược xổ số
.
Đêm 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng điều khiển MIG21 cất cánh từ sân bay Anh Sơn đã bắn bị thương một chiếc B52 của không quân Mỹ. Trận đánh của Anh hùng phi công Vũ Đình Rạng khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và tinh thần cách mạng tiến công của Không quân Nhân dân Việt Nam, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và sáng tạo Việt Nam trước một kẻ địch có vũ khí trang bị hiện đại, quyết tâm nghiên cứu tìm ra cách đánh hiệu quả nhất để tiêu diệt "siêu pháo đài bay" B52.
Vào thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến 12 ngày đêm, đêm 28/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh cất cánh từ sân bay dã chiến Cẩm Thủy, Thanh Hoá. Khi bay đến Sơn La, Anh Vũ Xuân Thiều phát hiện mục tiêu B52, Anh lập tức tăng tốc độ bám sát, mưu trí vượt qua hàng rào máy bay tiêm kích và tiếp cận pháo đài bay B52. Phi công Vũ Xuân Thiều đã phóng cả hai quả tên lửa nhưng chưa hạ được B52.
Với ý chí chiến đấu trả thù cho đồng bào khu phố Khâm Thiên và các nhân viên Bệnh viện Bạch Mai bị máy bay Mỹ tàn sát, với tinh thần “xả thân vì nước” và “vì nhân dân quên mình”, phi công Vũ Xuân Thiều liền tăng tốc MIG21 đâm thẳng vào chiếc B52 còn mang đầy bom đạn chưa kịp gây tội ác với nhân dân Hà Nội.
Tiếp câu chuyện kể của PGS. Huỳnh Quyết Thắng, Trung tướng Nguyễn Đức Soát - Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân – đã đọc cho cả hội trường nghe nhật ký ông viết sau ngày phi công Vũ Xuân Thiều hy sinh, những lo lắng, thương nhớ của ông với người bạn thân thiết… Bao cảm xúc trào dâng này đã được in thành sách “Nhật ký phi công tiêm kích” của Trung tướng Soát.
Vị Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân đã rất xúc động khi nhắc đến một người Bách khoa khác rất tài năng, thông minh, cùng lứa với phi công Vũ Xuân Thiều. “Trong những năm 1972, tôi là Đại đội trưởng Đại đội 3, anh Nguyễn Tiến Sâm là Đại đội phó. Chiến công đầu tiên anh Sâm lập là ngày 5/7/1972” – Trung tướng Soát nhớ lại.
Từ giảng đường Đại học Bách khoa, chàng trai Hà Nội đã tình cờ trúng tuyển phi công rồi được chọn sang Liên Xô học lái máy bay MiG-21. Về nước, trở thành phi công chiến đấu, anh đã lập công xuất sắc với thành tích bắn rơi 5 chiếc F-4 của không quân Mỹ và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND vào tháng 1/1973. Người anh hùng phi công ấy là Đại tá Nguyễn Tiến Sâm, nguyên Tham mưu trưởng Quân chủng PK-KQ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải kiêm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Chỉ riêng tháng 7/1972, phi công Nguyễn Tiến Sâm đã bắn rơi 3 chiếc F-4 trong 3 trận. Có trận bắn quá gần, máy bay anh chui qua điểm nổ của máy bay địch, bị tắt máy; Nguyễn Tiến Sâm bình tĩnh xử lý, mở lại máy và bay về sân bay hạ cánh an toàn với máy bay đen sì do muội khói từ điểm nổ bám vào…. Càng bất ngờ hơn khi được biết: Chiếc máy bay MiG-21 PFM mang số hiệu 5020 đã cùng ông "chui qua điểm nổ” hiện đang được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Phòng không - Không quân.
Việc phi công Nguyễn Tiến Sâm và chiếc máy bay mang số hiệu 5020 bắn rơi máy bay địch, chui qua điểm nổ và trở về hạ cánh an toàn là một chiến công hy hữu, tựa như huyền thoại, mở màn cho 4 lần tiếp theo ông liên tiếp lập công.
Có một điều vô cùng thú vị đối với Đại tá, Anh hùng Nguyễn Tiến Sâm, đó là cả 5 lần ông lập công bắn rơi máy bay Mỹ đều diễn ra trong năm 1972. Và chỉ một tháng sau những lần lập công ấy, ông vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Các chiến công của quân và dân Việt Nam trong trận chiến 12 ngày đêm Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không không phải là tình cờ, ăn may mà chính là kết tinh của trí và lực người Việt Nam, là thành quả của một quá trình đúc kết, nghiên cứu khoa học. Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt - Anh hùng LLVTND, Nguyên Bí thư Đảng uỷ, Phó Tư lệnh về chính trị Quân chủng Phòng không-Không quân đã “bật mí” cho các đại biểu và sinh viên về hành trình xây dựng phương án đánh B52.
Từ năm 1969 các đơn vị trong quân chủng bí mật lưu hành và quán triệt học tập, nghiên cứu cẩm nang Kinh nghiệm đánh B52. Ở đó tập hợp những kinh nghiệm từ các trận đánh B52 trên bầu trời miền Bắc từ những chiến dịch trước đó. Từ cuốn sách này và kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường, tháng 9/1972 Quân chủng in cuốn cẩm nang bìa đỏ Kinh nghiệm đánh B52 trên cơ sở kế thừa cuốn sách năm 1969 và những bài học kinh nghiệm từ thực tế đánh máy bay Mỹ ở các trận địa trước đó.
Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt đây là cuốn cẩm nang mật quý giá đối với lực lượng không quân trong chiến đấu với pháo đài bay hiện đại như B52.
Trí tuệ Bách khoa tạo ra “vạch nhiễu tìm thù”
Nghe những câu chuyện về những sinh viên Bách khoa Hà Nội thông minh, dũng cảm, dùng những kiến thức đã học của mình góp chiến công trong trận chiến Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, những người Bách khoa hôm nay cảm thấy rất tự hào, muốn noi gương thế hệ cha anh đi trước cống hiến cho xã hội, cho đất nước. Cảm xúc tự hào, biết ơn trào dâng khi nghe lời khẳng định của Đại tá Nguyễn Hữu Toàn – Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng Không – Không quân tại buổi lễ:
“Hơn 3.000 giảng viên và sinh viên Cá cược xổ số
đã tham gia và các quân, binh chủng cùa Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có Quân chủng Phòng không – Không quân. Những người lính đã mang theo “Trí tuệ Bách khoa” và trong các trận chiến đấu khốc liệt với các công trình khoa học như: “Vạch nhiễu tìm thù” – Bắn rơi pháo đài bay B52; “Chọc mù mắt hung thần AC130”; “Vô hiệu hóa tên lửa Sơrai”… đã chiến đấu anh dũng, góp phần quan trọng làm nên Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”.
Dự buổi lễ, sinh viên năm nhất Nguyễn Vân Hòa và Nguyễn Thị Hương Ly – Viện Toán ứng dụng và Tin học cùng các bạn tân sinh viên Đại học Bách khoa rất tự hào khoác lên bộ quân phục màu xanh áo lính. Các em đang trong thời gian tập quân sự tại trường, được thầy giáo huấn luyện cho phép tham dự buổi lễ kỷ niệm rất ý nghĩa này. Hương Ly rất xúc động khi được nghe những dòng cảm xúc trong nhật ký của Trung tướng Soát về người bạn thân – sinh viên Bách khoa Vũ Xuân Thiều. “Các bác có tình bạn thật đẹp” – Ly nói.
Còn sinh viên năm hai Lương Danh Mạnh – Trường Cơ khí - lại say sưa lắng nghe những câu chuyện của Trung tướng Phiệt cùng những chi tiết chuẩn bị, triển khai, bắn hạ máy bay B52. Mạnh chia sẻ: “Nghe kể về các tiền bối - sinh viên Bách khoa là phi công, trắc thủ, em rất tự hào!”
Sinh viên năm hai Phạm Văn An – Trường Điện – Điện tử có sở thích tìm hiểu về lịch sử và quân đội. Hôm nay, em nghe như nuốt từng lời những câu chuyện của các nhân chứng lịch sử. “Buổi lễ hôm nay cho em biết thêm về lịch sử anh hùng của Đại học Bách khoa, của người Bách khoa. Các chú, các bác khi tham gia quân ngũ bằng đúng tuổi của chúng em hiện tại nhưng rất dũng cảm, có những dấu ấn lịch sử. Những câu chuyện đó truyền cảm hứng học tập, nghiên cứu, cống hiến cho tuổi trẻ Bách khoa chúng em rất nhiều” – An tâm sự.
Toàn Hội trường C2 Cá cược xổ số
đã rất xúc động khi nghe lời chia sẻ của PGS. Huỳnh Quyết Thắng: Lời bài hát Bách khoa Yêu thương - Bách khoa ơi tha thiết yêu thương; Những cửa gương lấp lánh bao giảng đường; Chúng ta đi tiếp bước cha anh; Tổ quốc đón chờ ngày mai vinh quang; Dựng xây tương lai bao hạnh phúc huy hoàng – như những lời hứa của thế hệ người Bách khoa hiện nay sẽ tiếp nối, sẽ làm việc hết mình để kế thừa và phát triển những thành quả tự hào của Trường, để xứng đáng với các thế hệ cha anh, các thế hệ “người Bách khoa” đi trước.
“Các em sinh viên thân mến!
Thế hệ các em được sinh ra trong hòa bình, trong sự ổn định mà các thế hệ cha ông đã hy sinh, đã đổ máu, đã cống hiến cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời để có được và gìn giữ.
Thầy mong các em trân trọng thành quả mà các thế hệ cha anh đã gìn giữ và phát triển, mong các em sẽ tiếp nối truyền thống của “người Bách khoa”: Luôn mộc mạc, giản dị, chân thành, luôn làm việc với sự tôn trọng cá nhân, với sự đoàn kết, với tinh thần tận tâm, tận lực, đổi mới, với khát vọng sáng tạo và đột phá.
Rất nhiều thế hệ “người Bách khoa” đã dùng kiến thức, trí tuệ và công nghệ để góp phần giải quyết những trăn trở, những thách thức lớn của đất nước. Thầy mong các em đam mê học tập và nghiên cứu, nuôi dưỡng khát vọng cống hiến. Cá cược xổ số
luôn là nền tảng, là nơi để các em học tập được các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, nhưng cũng là nơi để các em phân bổ thời gian giải trí, rèn luyện thể thao một cách hợp lý, học tập văn hoá làm việc, văn hoá ứng xử để phát triển nhân cách các em một cách tốt nhất”.
PGS. Huỳnh Quyết Thắng - Hiệu trưởng Cá cược xổ số