Sáng 16-2, tại Hà Nội, lãnh đạo Đảng, Nhà nước tổ chức gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Xuân Quý Mão 2023. GS.TS.NGƯT Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường ĐHBK Hà Nội đã có bài tham luận tại Hội nghị. Cá cược xổ số
trân trọng giới thiệu toàn văn bài tham luận này
Kính thưa đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Kính thưa quý vị đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, kính thưa Hội nghị,
Dư âm của những ngày tết cổ truyền đầm ấm và vui tươi đang tràn đầy trong mỗi chúng ta, tạo tiền đề cho một tinh thần phấn chấn bước vào những ngày làm việc đầu tiên của năm Quý Mão với nhiều khát vọng và năng lượng tích cực. Với ý nghĩa đó, Hội nghị gặp mặt Xuân Quý Mão 2023 hôm nay vừa thể hiện sự quan tâm sát sao của Đảng, của Nhà nước đến đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, vừa tiếp thêm sức mạnh tinh thần, nghị lực, trí lực và sự nhiệt huyết cho chúng tôi trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, cống hiến hết mình cho sự nghiệp đào tạo, khoa học công nghệ, gìn giữ văn hóa dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Kính thưa các đồng chí, kính thưa quý vị,
Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành TW khóa 11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, Nghị quyết 20 của BCH TW khóa 11/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và quốc tế hóa, đã định hướng rõ nét chủ trương giáo dục, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu trở thành một nước “có công nghiệp hiện đại” vào năm 2030 thể hiện trong NQ Đại hội 13 của Đảng có thực hiện được hay không có liên hệ mật thiết với “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Giáo dục đại học chính là nơi thực hiện sứ mạng này. Đây cũng là một trong những điểm đột phá chiến lược mà NQ Đại hội 13 đã nêu ra. Những quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng đã và đang được đưa vào cuộc sống bằng hiện thực sinh động của một hệ thống giáo dục đại học ngày càng phát triển dưới ánh sáng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34).
Tự chủ đại học là một xu thế khách quan và Luật số 34 với tư tưởng chủ đạo là tự chủ đại học đã và đang tạo ra một sự đổi mới căn bản và toàn diện, một bước tiến lớn cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Lấy ví dụ tại Cá cược xổ số
, tự chủ đại học là tiền đề để chuyển đổi mô hình quản trị, điều hành, tổ chức lại bộ máy. Trong giai đoạn 2016-2022, số lượng đơn vị cấp 2 đã giảm từ con số 65 xuống còn 46 đơn vị, con số này sẽ tiếp tục được điều chỉnh giảm trong năm 2023; với quy mô hơn 1700 cán bộ viên chức, tỷ lệ cán bộ giảng dạy trong toàn đại học có trình độ TS hiện chiếm 75,5% (tỷ lệ trung bình của Việt Nam là 31,12%, năm 2021), tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học hàm GS, PGS chiếm 24,6% (tỷ lệ trung bình của Việt Nam là 7,1%, năm 2021); hệ thống quản trị và quản lý điều hành đang được vận hành theo hướng tăng cường phân cấp, dân chủ và minh bạch, đánh giá hiệu quả công việc theo vị trí việc làm và theo các chỉ số KPI/OKR. Hệ thống quản trị và đánh giá trên nền tảng số đồng thời cũng là công cụ để tính thu nhập tăng thêm của cán bộ một cách minh bạch và công bằng.
Tự chủ đại học là kim chỉ nam cho việc xây dựng những đại học danh tiếng, có hệ thống quản trị tiên tiến, tiềm lực đội ngũ, cơ sở vật chất và tài chính vững mạnh, đủ năng lực cập nhật và sáng tạo công nghệ, có chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu và sáng tạo tiệm cận và tiến tới tiếp cận các chuẩn mực và đủ sức cạnh tranh quốc tế, bên cạnh sứ mạng bảo vệ truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, để tự chủ đại học đạt được mục tiêu trên, đồng thời thực hiện được đúng quan điểm, mục tiêu NQ20, NQ29 của Trung Ương, cần thiết phải có những quan tâm đặc biệt đối với hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục đại học, đội ngũ trí thức nói riêng. Sau đây là hai ý kiến, kiến nghị của tôi về 1) đầu tư cho giáo dục đại học gắn kết với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, và 2) trọng dụng, thu hút nhân tài là động lực quan trọng phát triển nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Kính thưa các đồng chí, kính thưa quý vị,
Các cơ sở GDĐH tự chủ càng mạnh, càng cần tiếp tục được quan tâm đầu tư để trở thành những cơ sở GDĐH xuất sắc, đủ sức cạnh tranh với các đại học danh tiếng trên thế giới. Đầu tư từ nguồn ngân sách sẽ có giới hạn nên cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, theo ưu tiên, cần quan tâm đến đầu tư cho đào tạo sau đại học, gắn với nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và có xét đến năng lực hấp thụ của các cơ sở GDĐH. Đầu tư từ nguồn xã hội hóa có tiềm năng rất lớnnhưng cần kiến tạo những hành lang pháp lý để đa dạng hóa nguồn đầu tư, thu hút mạnh mẽ đầu tư từ doanh nghiệp, từ xã hội thông qua các cơ chế đầu tư hợp tác công tư, gắn với sự minh bạch trong sở hữu. Những điểm nghẽn trong các hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp cần được tháo gỡ bằng cơ chế mang lại lợi ích cho các bên tham gia.
Một thực tế đang hiện hữu đó là quy mô đào tạo sau đại học ở nước ta rất thấp và không tăng trong nhiều năm qua. So với tổng quy mô đào tạo tất cả các trình độ của giáo dục đại học, quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 5%, ở trình độ tiến sĩ khoảng 0,6%, thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt đáng lo ngại là tỉ trọng quy mô đào tạo sau đại học khối ngành STEM còn thấp hơn nhiều, ở trình độ thạc sĩ chỉ đạt hơn 2%, ở trình độ tiến sĩ chỉ đạt xấp xỉ 0,3% và có xu hướng tiếp tục giảm. Quy mô đào tạo sau đại học giảm sẽ kéo theo sự sụt giảm về nguồn nhân lực thực hiện hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là một nguy cơ dẫn tới sự thiếu hụt lớn về đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao.
Với vai trò là một giảng viên, một nhà khoa học, tôi mong muốn Đảng và Chính phủ xây dựng những chính sách trọng dụng nhân tài; xây dựng khung chính sách khuyến khích thu hút nhân tài, chính sách khuyến khích và thúc đẩy hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam với các nhà khoa học quốc tế, chính sách khuyến khích, tạo động lực để nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu, tâm huyết đạt đến sản phẩm nghiên cứu cuối cùng. Có như vậy thì Việt Nam mới có nhiều cơ hội để phát triển những nhà khoa học hàng đầu thế giới, tạo động lực dẫn dắt các thế hệ nhà khoa học trẻ dấn thân vì khoa học, vì đất nước và tạo ra những sản phẩm nghiên cứu mang lại giá trị cao cho dân tộc và cho nhân loại.
Kính thưa các đồng chí, kính thưa quý vị, trong không khí kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và trong niềm vui của buổi gặp mặt đầu xuân Quý Mão hôm nay, tôi muốn bày tỏ niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thầm hứa bản thân cần tiếp tục cố gắng và nỗ lực hơn nữa hoàn thành tốt trách nhiệm công dân, trách nhiệm của một giảng viên, một nhà khoa học, một nhà quản lý, góp phần vào xây dựng, gìn giữ và phát triển đất nước Việt Nam thân yêu.
Xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí và quý vị sức khỏe và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn.