Ngày 03/11/2023, Thư viện Tạ Quang Bửu, Cá cược xổ số
, phối hợp cùng Tổ chức OCLC (Online Computer Library Center), Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số IDT và Liên chi hội Thư viện Đại học khu vực phía Bắc tổ chức Hội thảo “Kết nối mạng thư viện và tri thức toàn cầu OCLC: Khai thác và tối ưu hóa các nguồn tài nguyên thông tin”.
Tham dự hội thảo có hơn 150 khách đến từ 74 đơn vị Thư viện và Cơ quan thông tin trong cả nước (trực tiếp và trực tuyến).
Hội thảo nhằm tăng cường các nguồn lực thông tin và khai thác hiệu quả cũng như tối ưu hóa nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong nước. Mục đích của Hội thảo hướng tới các nguồn tri thức từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của các cơ sở đào tạo, đồng thời giới thiệu nguồn tài liệu khoa học nước ta ra thế giới thông qua mạng thông tin toàn cầu. Trong bối cảnh đó, hoạt động hợp tác, kết nối giữa các thư viện trong và ngoài nước đóng vai trò quan trọng.
Trong bối cảnh số, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đã có sự chuẩn bị và từng bước trở thành Đại học tiên phong ở Việt Nam trong việc cung cấp tri thức cho người dạy và người học trên nền tảng số. Nhiệm vụ này đòi hỏi ĐHBK Hà Nội phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn dữ liệu lớn về học liệu số, tri thức số hỗ trợ cho công tác đào tạo và nghiên cứu.
PGS. Huỳnh Đăng Chính – Phó Giám đốc ĐHBK Hà Nội tham gia hội thảo ngày 3/11.
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS. Huỳnh Đăng Chính – Phó Giám đốc ĐHBK Hà Nội nhấn mạnh: “Việc làm thế nào để gia tăng nguồn tài nguyên thông tin, tri thức số, sau đó là quản trị và khai thác nguồn dữ liệu này sao cho hiệu quả và tối ưu nhất là một bài toán khó cần các thư viện, cơ quan thông tin cần tìm ra lời giải, đặc biệt là đối với các Thư viện đại học - đơn vị hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường Đại học”.
Nhận định về các vấn đề được trình bày tại hội thảo, bà Kiều Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cho biết: “Thời gian qua, Vụ Thư viện – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã triển khai một số các hoạt động liên quan đến chuyển đổi số và liên thông thư viện. Để hoạt động này triển khai có hiệu quả, điều kiện cho các thư viện trong nước có thể kết nối với mạng lưới thư viện toàn cầu, Vụ Thư viện sẽ hoàn thiện các văn bản hướng dẫn liên quan đến các hoạt động này”.
Tham luận tại hội thảo tập trung một số vấn đề về kinh nghiệm triển khai khi tham gia OCLC của một số thư viện đại học ở Việt Nam và các giải pháp công nghệ đến từ OCLC như : phần mềm thông minh: WorldShare Management Services, Worldcat Discovery service; EZProxy … Nội dung các bài tham luận đã giúp người dùng hoạt động trong lĩnh vực thông tin – thư viện Việt Nam hiểu đầy đủ hơn về các giải pháp khoa học, tiện tích của Mạng thư viện và tri thức toàn cầu OCLC.
Thời gian tới, chắc chắn sẽ có nhiều thư viện ở Việt Nam, đặc biệt là thư viện đại học, quan tâm việc tham gia OCLC nhằm hỗ trợ giảng viên, sinh viên và cộng động người dùng truy cập, khai thác nguồn tài nguyên thông tin cực kỳ phong phú này.
Theo: Thư viện Tạ Quang Bửu