Home - Cá đánh xổ số

Tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học

Thứ sáu - 22/03/2019 16:45

Với mục tiêu chia sẻ nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách hỗ trợ và nâng tầm đào tạo sau đại học nhằm thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng và gắn kết nhà nghiên cứu - viện nghiên cứu - trường đại học với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đặc biệt của toàn cầu hoá và Cách mạng công nghiệp 4.0, sáng nay (23/3/2019), Trường ĐHBK Hà Nội và Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn thuộc Tập đoàn VinGroup đồng tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học - Chính sách học bổng và hợp tác nhà trường - doanh nghiệp” tại Hội trường tầng 10 Thư viện Tạ Quang Bửu.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trở thành trung tâm nghiên cứu phát triển của khu vực, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đối với các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các trường đại học, viện nghiên cứu ngày một tăng cao. Tuy nhiên, việc đào tạo sau đại học trong những năm gần đây chịu tác động mạnh mẽ của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội và cạnh tranh quốc tế nên số lượng người học tham gia học tập, nghiên cứu bậc sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong nước, đặc biệt là các trường đại học và viện nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, ngày càng giảm sút, dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai. Thách thức này đòi hỏi những giải pháp đột phá, những động lực mới.

Do vậy, tại buổi Tọa đàm các đại diện đến từ các doanh nghiệp – tập đoàn lớn, hơn 20 viện nghiên cứu, trường đại học và các diễn giả đã tập trung thảo luận về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ở bậc sau đại học; Thực trạng việc đào tạo bậc sau đại học trong nước hiện nay; Chính sách, giải pháp thúc đẩy đào tạo chất lượng cao ở bậc sau đại học và xây dựng hệ sinh thái hợp tác giữa các trường đại học, doanh nghiệp và đội ngũ thạc sĩ, tiến sĩ, nhà khoa học.

Bên cạnh đó, các diễn giả cũng đã nhận được nhiều câu hỏi từ phía doanh nghiệp và sinh viên về nhu cầu học sau học đại học hiện nay.

Đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, người tốt nghiệp không chỉ có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp mà còn cần học tập liên tục, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tư duy hệ thống, phát huy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp. Để đạt được điều đó, việc đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học cũng cần phải đổi mới tư duy, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

PGS Phan Thanh Bình - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

Cũng trong buổi tọa đàm, PGS Phan Thanh Bình - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Đào tạo sau đại học là đào tạo một nghề khoa học thực sự, cần được sự hỗ trợ từ nhiều phía. Bởi học sau đại học không chỉ mang lại cho chúng ta kiến thức mà cả kinh nghiệm. Do vậy, đào tạo sau đại học mang lại giá trị rất cao”.

PGS Phan Thanh Bình cho biết thêm, hiện nay nhu cầu nhân lực về trình độ cao ngày càng phát triển. Hơn nữa, đất nước cũng cần đội ngũ trí thức tinh hoa nhiều hơn để tham gia vào “thị trường” tri thức thế giới. Do vậy, vấn đề đào tạo sau đại học thực sự phải nghiêm túc đặt ra.

Chất lượng đào tạo sau đại học là hoạt động khoa học chuyên nghiệp, đòi hỏi một số yêu cầu nhất định. Thứ nhất, từ phía trường ĐH, đó là cơ sở vật chất, giảng viên, chính sách học bổng… nhằm đảm bảo cho người học có được môi trường học tập tốt; Thứ hai là quan hệ với doanh nghiệp để phát huy được những sản phẩm từ trường ĐH. Đặc biệt, ông nhấn mạnh về việc chuyển giao tri thức từ trường ĐH tới doanh nghiệp. Trường ĐH và doanh nghiệp cần thành lập các quỹ đầu tư, quỹ đổi mới hoặc trung tâm chuyển giao để làm “cầu nối” giữa hai bên.

Lễ ký kết hợp tác giữa Trường Cá cược xổ số (HUST), Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM) và Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VINBDI)

Tại tọa đàm, Quỹ Đổi mới sáng tạo thuộc Tập đoàn Vingroup (Vingroup Innovation Foundation - VINIF) giới thiệu “Chương trình học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước”. Theo đó, Quỹ VINIF sẽ trao 100 suất học bổng hỗ trợ học tập với trị giá lên đến 120 triệu đồng/năm cho bậc học thạc sĩ và 150 triệu đồng/năm với bậc học tiến sĩ. Bên cạnh học bổng hỗ trợ học tập nói trên, Quỹ VINIF còn tiếp tục hỗ trợ thêm lệ phí đăng ký, đi lại, ăn ở học viên cao học và nghiên cứu sinh đã nhận học bổng hỗ trợ học tập tham dự các hội nghị quốc tế.

Cũng trong khuôn khổ tọa đàm, Lễ ký kết hợp tác giữa Trường Cá cược xổ số (HUST), Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM) và Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VINBDI) về việc ưu tiên dành các suất học bổng của Quỹ VINIF cho học viên cao học ngành Toán ứng dụng. Đây là sự kiện đánh dấu cái “bắt tay” đầy quyết tâm giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước nhằm gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, cung cấp kiến thức chuyên môn hiện đại và năng lực nghề nghiệp chuyên nghiệp hướng tới phát triển Việt Nam trở thành một trung tâm nghiên cứu phát triển mạnh của khu vực.  

CCPR
Ảnh: Duy Thành - Ninh Nam

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây