Cá cược xổ số
//psj-co.com/uploads/sys/logo-dhbk-1-02_130_191.png
Thứ hai - 05/02/2024 02:00
Đây là chia sẻ của anh Nguyễn Viết Lịch - Thành viên HĐQT Tập đoàn Austdoor, Chủ Tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần cửa Sunspace, CSV K32 ngành Công nghệ Thực phẩm, ĐHBK Hà Nội. Thỉnh thoảng anh Lịch vẫn nằm mơ về Bách khoa Hà Nội, về những buổi tối mất điện, ngồi học dưới ánh đèn cao áp trong sân trường hay giật mình hoảng hốt khi nhận kết quả thi trượt môn mà anh học… giỏi nhất!
“Bách khoa Hà Nội là máu thịt, là thời thanh xuân đẹp nhất của tôi” – Anh Lịch xúc động chia sẻ.
Học Hóa thực phẩm, lập doanh nghiệp Cơ khí!
Anh Nguyễn Viết Lịch quê Hà Tĩnh, chọn học Trường ĐHBK Hà Nội vì cảm giác… thân thuộc! Ngay từ năm lớp 12, anh Lịch đã từng đến Bách khoa thăm người anh bà con đang học ở trường, rồi được đi khắp Bách khoa khám phá, nào đến hội trường C2 hay nhà ăn B4… Nên khi đặt bút chọn trường đại học, anh Lịch không ngần ngại “tích” vào Cá cược xổ số
– Ngôi trường mà anh ngưỡng mộ từ lâu!
Anh Lịch tự nhận mình ham chơi, học bình thường! Nhưng trong câu chuyện anh kể, có hình ảnh cậu thanh niên “Lịch già” (nick name bạn bè đặt cho anh hồi đại học) dáng người gầy gò ngồi học dưới bóng đèn cao áp trong sân của khuôn viên giảng đường những lúc mất điện ở KTX; hay “drama” gãy tay vì tập võ quá đà phải nghỉ thi vài môn, mổ mắt phải nghỉ học 2 tháng rồi nhờ bạn bè “học thay” tự ôn tập ở nhà và rồi kỳ thi học kỳ vẫn qua “ngon lành”. Mấy năm học Bách khoa Hà Nội, cậu sinh viên Nguyễn Viết Lịch còn vài lần đạt danh hiệu Sinh viên tiên tiến. Có thể thấy anh Lịch chăm học chứ không “lớt phớt” như anh kể!
“Tôi nhớ nhất thầy Thắng dạy môn Hoá hữu cơ. Thầy dạy rất hay và cực kỳ nghiêm khắc. Sinh viên đi muộn, khép nép phía sau thầy, đến cửa lớp thầy quay lại nhìn và nói: “Các cậu về đi, không cần vào lớp nữa”! Hay về câu chuyện giờ học tiếng Nga của cô Bảo, mỗi khi cô nhìn về ai đó là y như rằng mọi người đều cúi mặt xuống coi như không thấy cô vì sợ cô gọi đứng dậy đọc mấy câu tiếng Nga…. Nhưng thật ra cô rất gần gũi và yêu thương sinh viên, đặc biệt là sinh viên các tỉnh về Hà Nội học!” – Anh Lịch vui vẻ kể.
Những tưởng sẽ đi theo con đường ứng dụng Hóa học – môn học anh Lịch đam mê từ THPT đến bậc đại học. Tuy nhiên, tốt nghiệp xong, anh theo anh trai ra nước ngoài lập nghiệp. Sau 9 năm anh trở về Việt Nam, cùng một người bạn thân hồi học Bách khoa Hà Nội ra quán cà phê bàn chuyện khởi nghiệp. Câu chuyện làm cửa cuốn Austdoor bắt đầu từ đó!
Chuyện 5 sinh viên Bách khoa san sẻ chiếc “áo mồi”
“5 năm học Bách khoa, tôi có được những người bạn thân thiết như anh em trong gia đình. Đến giờ, tình cảm đó vẫn không suy suyển mà nâng lên ở mức độ khác!”- Nhắc đến những người bạn thân hồi học Bách khoa Hà Nội, anh Lịch sôi nổi hẳn lên!
Nhóm 5 người bạn thân gồm anh Bùi Tân Hoàng (1967 - Nghệ An), anh Nguyễn Viết Lịch (1968 - Hà Tĩnh), anh Dương Quốc Tuấn (1969 - Ninh Bình có bố người Hà Tĩnh), anh Phan Thanh Hoài (1970- Nghệ An), anh Trần Quang Huy (1971 - Thanh Hóa). 5 anh em mỗi người một tuổi từ các miền quê khác nhau (chủ yếu quê gốc miền Trung), học trải từ K30 đến K32, cùng ở KTX và chia ngọt sẻ bùi với nhau từ tất cả mọi chuyện!
Sinh hoạt hàng ngày của 5 sinh viên Bách khoa rất “cùng tiến”: Cùng xếp hàng cắt tóc, cùng “khoe khỏe” tắm nước lạnh buổi sáng mùa đông giá rét trên nóc nhà B6- KTX, cùng đi chợ, nấu ăn, nợ quán, cùng lần lượt về quê các thành viên dịp lễ/Tết “phá cỗ”…
Có một câu chuyện của nhóm nổi tiếng các hội nhóm CSV Bách khoa! Hồi đó, trong nhóm có một anh có bố đi Thái Lan về mua cho một chiếc áo sơ mi ngắn tay vải hoa màu vàng, được 5 chàng sinh viên sử dụng như tài sản chung.
Khổ nổi “khổ chủ” thường hay ngủ kỹ nên nhiều hôm áo giặt tối trước treo phơi trên dây, sáng ra đã có người đến kiểm tra áo khô chưa và không do dự rút xuống diện. Chiếc áo đắt khách vào những dịp ai đó đi dự sinh nhật hay đi hẹn hò… đến nỗi “khổ chủ” muốn mặc cũng không được! Giờ xem lại album các dịp đặc biệt, anh nào trong nhóm cũng có ít nhất một tấm ảnh diện chiếc áo sơ mi cộc tay màu vàng trứ danh ấy!
Hay chiếc xe đạp lắp toàn đồ SK (đồ Tiệp) được tháo bán dần và thay bằng đồ Việt Nam, từng nhiều lần chở 3 chàng trai Bách khoa vi vu khắp các phố phường Hà Nội.
Trong chuyện học, đây là nhóm bạn cùng tiến, bao bọc, dìu dắt nhau học tập! Dù tối trước mải chơi thế nào, nhưng sáng ra là “hò” nhau dậy đi học. Có một anh cả trong nhóm được nhà trường chuyển từ K30 xuống “dìu dắt” các em và nhóm anh Lịch vẫn đùa nếu không có các em “dìu dắt” lại, thúc giục, chắc anh sẽ ở lại trường luôn (không thể ra trường được vì không biết lớp học ở đâu…)!
Ngày ra trường, mỗi người mỗi ngả lập nghiệp, nhưng 5 chàng trai Bách khoa Hà Nội ngày ấy vẫn luôn chia ngọt sẻ bùi với nhau. Gặp nhau, biết bạn khó khăn, trong ví có bao tiền là đưa hết cho bạn. “Thời đó chúng tôi không dư dả, chỉ là chưa dùng đến mà bạn cần là sẵn sàng đưa cho bạn. Tinh thần Bách khoa đã cho chúng tôi tình bạn, tình đoàn kết, sự chia sẻ, và sống có trước có sau như thế.” – Anh Lịch nói.
Anh Lịch là người duy nhất (hồi đó vẫn đang ở nước ngoài) đi dự đám cưới của hầu hết các bạn trong nhóm. Duy nhất có đám cưới một thành viên (anh cả) không ai tham dự được vì chú rể “cưới chạy”vì sợ bố mẹ cô dâu “quay xe”! Đám cưới anh Lịch thì có đủ hết cả 5 anh em thân thiết, mỗi lần xem lại ảnh, thấy đủ các gương mặt gắn bó tuổi thanh xuân là anh không ngừng được nụ cười hạnh phúc.
Đến tận bây giờ, trong những buổi giao lưu CLB Golf Bách khoa, anh Lịch và các CSV Bách khoa thường hay nói với nhau về niềm tự hào Bách khoa, nét văn hóa Bách khoa, lối sống đoàn kết, cao thượng Bách khoa. “Chúng ta là CSV Bách khoa, phải duy trì và phát huy chất Bách khoa mọi lúc mọi nơi” – Các CSV Bách khoa Hà Nội luôn tự hào nhắc nhau điều này.
“Tôi luôn tin tưởng và ưu tiên tuyển dụng sinh viên Bách khoa”
Điều hành doanh nghiệp riêng, anh Lịch rất thích tuyển dụng sinh viên Bách khoa. Công ty anh hiện có rất nhiều cán bộ nhân viên là CSV Bách khoa. Mỗi khi có một sinh viên Bách khoa ứng tuyển, anh sẽ rất vui hỏi: Em học khoa nào, ngành nào, K bao nhiêu, quê ở đâu… Câu chuyện về Bách khoa, thầy/cô giáo Bách khoa cứ thế được chia sẻ, để vị lãnh đạo doanh nghiệp hồi nhớ lại thời sinh viên tươi đẹp của mình. “Tôi muốn tìm sự đồng cảm” – anh Lịch chia sẻ.
Vốn là người hướng nội, anh Lịch ngại xuất hiện trước đông người mà thích âm thầm đứng phía sau. Khi nhóm CSV hay các thầy giáo Bách khoa có chương trình, anh và các bạn đều tham gia hỗ trợ, đặc biệt là những chuyến quyên góp giúp đỡ do câu lạc bộ Golf Bách khoa tổ chức…
Anh Nguyễn Viết Lịch rất hay kể các câu chuyện về Bách khoa với vợ và các con, muốn người thân cảm nhận được niềm tự hào của mình về ngôi trường Cá cược xổ số
. Để một ngày gần, doanh nhân Nguyễn Viết Lịch sẽ cùng vợ con thăm Bách khoa, gặp những con người Bách khoa, kể cho con mình đã đam mê học tập, rèn luyện như thế nào, từ đó hun đúc những triết lý, giá trị mang lại cho anh thành công trên bước đường lập nghiệp: “Cần có lòng đam mê, tự tin. Đừng nghĩ việc này nhỏ hay lợi ích nhỏ mà bỏ qua. Đã làm thì phải toàn tâm toàn ý, coi đó là niềm vui thật sự!”
KIẾN THỨC HỌC BÁCH KHOA CÓ ÍCH NHẤT KHI LẬP NGHIỆP
“Do ngành nghề hiện tại của tôi có liên quan đến cơ khí nên tôi thấy môn Vẽ kỹ thuật mang lại cho tôi nhiều ứng dụng tới bây giờ. Từ kiến thức học ở Cá cược xổ số
, tôi đã đọc được bản vẽ xây dựng, bản vẽ kỹ thuật cửa nhôm vách kính”.
Anh Nguyễn Viết Lịch - Thành viên HĐQT Tập đoàn Austdoor, CT HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần cửa Sunspace, CSV K32 ngành Công nghệ Thực phẩm