Cá cược xổ số
//psj-co.com/uploads/sys/logo-dhbk-1-02_130_191.png
Thứ ba - 18/06/2024 03:09
Ngày 15/6, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Trường CNTT&TT) - Cá cược xổ số
chính thức ra mắt chương trình đào tạo kỹ sư chuyên sâu đặc thù về trí tuệ nhân tạo tạo sinh - Generative AI Engineer Program (GenAI). Đây là chương trình đào tạo đầu tiên về trí tuệ nhân tạo tạo sinh tại Việt Nam.
Lễ ra mắt Chương trình đào tạo GenAI có sự tham gia của gần 1000 sinh viên; các khách mời là nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ tới từ Microsoft, Intel, AI Singapore; các ngân hàng, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tại Việt Nam như VinBigData, BIDV, Giao hàng Tiết kiệm,...
Phát biểu tại buổi lễ, PGS. Huỳnh Quyết Thắng - Giám đốc Đại học Bách Khoa Hà Nội – bày tỏ niềm tự hào với các thế hệ cán bộ giảng viên, sinh viên Bách khoa Hà Nội luôn không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để bắt kịp với những xu hướng học tập và đào tạo của thế giới, từ đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chương trình đào tạo GenAI là một trong những minh chứng cho nỗ lực quốc tế hóa của Nhà trường.
Tại buổi lễ, báo cáo cho thấy vai trò của GenAI tới các lĩnh vực trong phát triển công nghệ, kinh tế, y khoa và đời sống hiện nay được TS. Đinh Viết Sang – Giám đốc chương trình đào tạo GenAI – trình bày. Cụ thể, năm 2023, giá trị đầu tư vào lĩnh vực này trên thế giới đạt 25 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2022, dự kiến lên 45 tỷ USD vào năm nay. Tại Việt Nam, báo cáo Statista Market Insights nhận định quy mô thị trường GenAI nội địa có mức tăng trưởng hàng năm xấp xỉ 23%, đến năm 2030 sẽ ở mức gần một tỷ USD.
"Đứng trước sự bùng nổ của GenAI, các công ty công nghệ, các ngân hàng hàng đầu đang đầu tư căn cơ về yếu tố con người, hạ tầng, công nghệ liên quan đến GenAI, do đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực GenAI là nhu cầu cấp thiết " - TS. Đinh Viết Sang nhận định.
Chương trình đào tạo kỹ sư trí tuệ nhân tạo tạo sinh là chương trình sau đại học với thời gian đào tạo 1,5 năm dành cho cử nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông hoặc các ngành toán tin, khoa học tính toán, cơ sở toán học cho tin học...
Chia sẻ về quá trình triển khai các hoạt động nghiên cứu ngay từ khi trí tuệ nhân tạo tạo sinh xuất hiện đến khi bùng nổ, PGS. Tạ Hải Tùng - Hiệu trưởng Trường CNTT&TT, Cá cược xổ số
– cho biết: Năm 2023, Trường CNTT&TT đã xây dựng đội ngũ chuyên gia và mở phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu lĩnh vực này. Đầu năm 2024, trường quyết tâm tiên phong trong vấn đề đào tạo GenAI, đặt kỳ vọng chương trình đào kỹ sư trí tuệ nhân tạo tạo sinh sẽ trở thành một bước tiến mới trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nói chung tại Việt Nam.
"Chúng tôi tin rằng với sự đầu tư bài bản, cơ sở vật chất hiện đại, và đội ngũ giảng dạy uy tín, chương trình sẽ trang bị cho các sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công.” - Hiệu trưởng Trường CNTT&TT bày tỏ.
Học viên GenAI sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng về AI và chuyên sâu về GenAI, học tập thông qua trải nghiệm tại các doanh nghiệp hàng đầu để áp dụng kiến thức vào thực tế. Các máy móc, thiết bị được trang bị cho hoạt động thực hành gồm: hệ thống siêu máy tính GPU với các máy chủ DGX trang bị 8 GPU A100 80 GB hỗ trợ GPUDirect, hệ thống lưu trữ tốc độ cao Dell EMC PowerScale F600, cụm tính toán RAPID với tổng năng lực tính toán 15 TFlops, và hệ thống lưu trữ dữ liệu lớn NEC iStorage M310 dung lượng 500 TB.
Chương trình được thiết kế và giảng dạy bởi các chuyên gia AI, đối tác đào tạo của chương trình là các tập đoàn lớn như Microsoft và Amazon AWS.
Bên cạnh hoạt động ra mắt, Lễ ký kết hợp tác về đào tạo và nghiên cứu AI giữa Trường CNTT&TT với Ngân hàng BIDV, Công ty Giao hàng Tiết kiệm cũng đã được tổ chức.
Hai đối tác mới này cùng với các đối tác đã tham gia vào mạng lưới doanh nghiệp đồng hành gồm hơn 300 doanh nghiệp công nghệ: Viettel, FPT, VNG, Vietcombank, MB Bank, VinBigdata,... không những đảm bảo cơ hội thực tập, việc làm của sinh viên, học viên, mà còn thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng GenAI trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.
Tại sự kiện, để sinh viên và người tham gia hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo mới và về lĩnh vực GenAI, BTC đã dành thời gian cho “Toạ đàm về nhu cầu nhân lực và cơ hội nghề nghiệp”. Các vị diễn giả đã chia sẻ góc nhìn đa chiều về GenAI, đồng thời giải đáp thắc mắc từ các câu hỏi đơn giản nhất như “AI for what? AI for who?” tới xu hướng nghề nghiệp, định hướng và chương trình đào tạo chuyên sâu mới nhất.
TS. Trần Việt Hùng, nhà sáng lập Got It - startup công nghệ tại thung lũng Silicon, Mỹ - cho rằng GenAI còn rất mới với cả thế giới, chỉ được biết đến rộng rãi khi ChatGPT ra đời. Vì vậy, chưa có nhiều sản phẩm GenAI trên thị trường. Điều này giúp những kỹ sư nắm chắc về GenAI có nhiều cơ hội tạo ra những đột phá.
"Tôi vui mừng vì Bách khoa Hà Nội nhanh chóng đưa ra chương trình về GenAI. Đây là số ít chương trình chính quy trên cả thế giới đào tạo chuyên sâu chứ không chỉ riêng ở Việt Nam", ông Hùng chia sẻ.