Bộ môn Kỹ thuật thủy khí và tàu thủy – Viện Cơ khí Động lực- Cá cược xổ số tiền thân là Bộ môn Thuỷ khí động lực được thành lập từ năm 1956. Từ năm 2003 Bộ môn đổi tên là Bộ môn Kỹ thuật Thuỷ khí và Tàu thủy. Đây là bộ môn duy nhất trong hệ thống đại học tại Hà Nội chuyên đào tạo, quản lý bậc đại học, sau đại học các ngành: Kỹ thuật tàu thủy, Kỹ thuật Cơ khí Động lực và Cơ chất lỏng. Hàng năm, Bộ môn đảm nhận khoảng 2000 giờ dạy môn Kỹ thuật thủy khí (Cơ học chất lỏng) cho sinh viên hệ đào tạo chính quy của các khoa/viện trong Nhà trường, tham gia giảng dạy chương trình đào tạo tiên tiến, kỹ sư chất lượng cao, tham gia giảng dạy cho sinh viên hệ vừa học vừa làm của trường ĐHBKHN, tổ chức lựa chọn và ôn thi cho Đội tuyển Olympic CHTQ môn Thủy lực. Hiện nay, Bộ môn có 14 cán bộ trong đó gồm 5 phó giáo sư, 7 tiến sỹ, 1 NCS đang học tập ở nước ngoài, 1 Thạc sỹ.
Trước thềm năm học mới 2017-2018, Tạp chí Công nghiệp Tàu thủy đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Phạm Thị Thanh Hương- Trưởng Bộ môn Kỹ thuật thủy khí và tàu thủy – Viện Cơ khí Động lực- Cá cược xổ số .
TS Phạm Thanh Hương - Trưởng Bộ môn Kỹ thuật thủy khí và tàu thủy
Phóng viên (PV): Thưa Tiến sĩ Phạm Thị Thanh Hương, Cá cược xổ số vốn nổi tiếng ở những môn khoa học cơ bản như: điện tử, tự động hóa, toán tin v.v… với công tác đào tạo các ngành khối kỹ thuật, trong đó có một số ngành mũi nhọn đặc thù luôn có điểm thu đầu vào khá cao như: Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Cơ điện tử… Bên cạnh đó, một số ngành trong đó có ngành Kỹ thuật tàu thủy đã đào tạo được nhiều khóa sinh viên tốt nghiệp nhưng lại ít người biết đến. Thực tế, rất nhiều sinh viên đã trưởng thành, đồng thời có vị thế trong lĩnh vực Công nghiệp tàu thủy. Theo tiến sĩ, nguyên nhân tại sao?
TS. Phạm Thị Thanh Hương: Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, như: Ngành KTTT là một ngành đào tạo rất cần thiết cho chiến lược phát triển kính tế biển của nước nhà, đặc biệt trong tương khi chúng ta muốn phát triển đóng góp 50% cho GDP từ các ngành công nghiệp liên quan đến biển. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của nhiều người, nhắc đến nguồn nhân lực cho nền công nghiệp tàu thủy thường gắn liền với truyền thống đào tạo ngành này tại trường ĐHHH Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, Kỹ sư KTTT- ĐHBKHN khi ra công tác được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao vì ngoài kiến thức chuyên môn ngành còn có nền tảng kiến thức cơ khí vững vàng, có tư duy và định hướng nghề nghiệp tốt. Hy vọng và tin tưởng rằng, trong tương lai gần.ngành Kỹ thuật tàu thủy sẽ là một trong những sự lựa chọn yêu thích của thí sinh khi đăng ký vào trường ĐHBKHN
+ PV: Lâu nay, kĩ sư một số ngành kĩ thuật ở Việt Nam ra trường thường rất vất vả mới tiếp cận, hòa nhập và thuần thục công việc thực tế được giao khi họ làm đúng chuyên ngành của mình. Lí do vì trong đào tạo, sinh viên được học nhiều về lí thuyết hàn lâm mà ít được cọ sát, va chạm, thực hành. Trong nội dung đào tạo, Bộ môn Kỹ thuật thủy khí và tàu thủy đã có hướng đổi mới như thế nào để hướng sinh viên tiếp cận với thực tế?
TS. Phạm Thị Thanh Hương: Trong những năm gần đây, bộ môn đã chú trọng tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với yêu cầu thực tế: Phần lớn, đội ngũ CBGD được đào tạo SĐH và thường xuyên có những hợp tác nghiên cứu với các trường đại học ở Nhật Bản, Singapor, Indonesia, Mỹ… Do đó, sinh viên có cơ hội được tiếp cận ý tưởng mới, cùng nghiên cứu với các thầy trong các định hướng nghiên cứu chuyên sâu của ngành. Bộ môn đã chú trọng phát triển kỹ năng tư duy, tự tìm hiểu, sáng tạo, làm việc nhóm của sinh viên trong một số các học phần chuyên ngành của CTĐT như: yêu cầu sinh viên/nhóm sinh viên thuyết trình trước lớp và có trao đổi/ phản biện từ phía thầy/cô/ bạn bè về bài tập được giao. CBGD các học phần chuyên ngành đã chú ý giới thiệu cho SV làm quen với giáo trình/tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh để giúp sinh viên nâng cao kỹ năng tự học, vốn tiếng Anh chuyên ngành, tiếp cận nhanh thực tế khi được đi thực tập ở nước ngoài. Hiện tại Bộ môn KTTK & TT đang có hợp tác với hãng AVEVA để đưa phần mềm AVEVA Marine vào giảng dạy chuyên ngành, đây là một lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, giúp rút ngắn thời gian làm quen công việc thực tế về thiết kế tàu khi sinh viên ra trường. Bộ môn có mối quan hệ thực sự gắn bó với một số doanh nghiệp, công ty tư vấn, cơ quan quản lý và giám sát có liên quan đến đóng và thiết kế tàu. Đây là cơ hội tốt để sinh viên được rèn luyện và thực tập kỹ thuật/thực tập tốt nghiệp tại cơ sở. Hàng năm, sinh viên khá/giỏi năm thứ 3,4 có cơ hội nhận những suất học bổng Intership – thực tập kỹ thuật tại nước ngoài (Công ty đóng tàu Oshima – Nhật Bản) trong khuôn khổ hợp tác giữa Nhà trường với công ty Đặc biệt, bộ môn đang xây dựng, phát triển CTĐT Cử nhân KTTT (4 năm), CTĐT tích hợp Cử nhân – Kỹ sư (5 năm), Cử nhân-Thạc sỹ (5,5 năm) với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng tính thực hành và đáp ứng nhu cầu nhân lực khu vực và quốc tế.
SV K58 thực tập kỹ thuật tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu THỊNH LONG (Tháng 7/2017)
+ PV: Trên thực tế, từ khoảng 10 năm trở lại đây, sau khủng hoảng của của Vinashin, ít nhiều ngành đào tạo về công nghiệp tàu thủy cũng bị “vạ lây”, bởi tâm lí thí sinh khi chọn ngành học họ thường nghĩ đến việc làm khi ra trường. Bộ môn Kỹ thuật thủy khí và tàu thủy nói riêng, Viện Cơ khí Động lực đã có những chiến lược cũng như hành động cụ thể nào khắc phục vấn đề có tính liên đới này?
TS, Phạm Thị Thanh Hương: Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho nền công nghiệp đóng tàu là một trong những yếu tố để phát triển kinh tế biển, một trong những lợi thế của nước ta từ ngàn đời cho đến nay. Nếu không chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thì trong tương lai khi nền công nghiệp tàu thủy phát triển trở lại,sự thiếu hụt nguồn nhân lực như thực tế giai đoạn phát triển nóng của ngành những năm 2000-2006 là tất yếu. Một điều đáng mừng là một vài năm trở lại đây số lượng sinh viên đăng ký vào ngành KTTT của trường ĐHBKHN đang có dấu hiệu tăng trở lại. Để làm được việc đó Ban lãnh đạo Viện Cơ khí động lực đã có định hướng, quan tâm và đầu tư đáng kể cho cơ sở vật chất, để duy trì và phát triển ngành KTTT. Bên cạnh những suất học bổng/cơ hội học SĐH ở nước ngoài do quan hệ hợp tác của Trường/Viện CKĐL, một số CBGD được đào tạo SDH ở nước ngoài đã chủ động liên hệ/tìm kiếm những cơ hội rất tốt cho những SV khá/giỏi năm cuối ngành KTTT. Viện/Bộ môn kết hợp với Đoàn TNCS, tổ chức những hoạt động NCKH, những sân chơi trí tuệ bổ ích cho SV như: Câu lạc bộ/nhóm sinh viên NCKH hàng năm, thi đua tàu mô hình (ShipCom) tổ chức định kỳ… Hội cựu sinh viên Kỹ thuật tàu thủy ĐHBKHNcó truyền thống đoàn kết và rất tâm huyết với sự phát triển ngành CNTT đã phối hợp cùng BM để tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm/ kiến thức thực tế kết hợp trao học bổng (từ quỹ Hội) cho sinh viên 2 lần/năm học. Mời chuyên gia tâm huyết tới chia sẻ kiến thức chuyên ngành. CB cố vấn học tập, CB quản lý lớp sinh viên đã tận tâm, động viên kịp thời và đồng hành cùng sinh viên chuyên ngành trong việc thực hiện kế hoạch học tập, cũng như tâm tư tình cảm của các em.
PV: Thưa Tiến sĩ Phạm Thị Thanh Hương, những sinh viên của Bộ môn Kỹ thuật thủy khí và tàu thủy ngày nay khi ra trường, họ sẽ có thể về làm việc tại những nơi nào?
TS, Phạm Thị Thanh Hương: Cơ hội việc làm không phụ thuộc nhiều vào ngành học, mà phụ thuộc chính vào năng lực của sinh viên tốt nghiệp.Với kiến thức tích lũy tại Trường cùng những ứng dụng đa dạng, phong phú trong cuộc sống, sinh viên tốt nghiệp ngành KTTT có thể làm việc tại những cơ sở/doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực KTTT, cơ khí, cơ khí động lực như: các công ty thiết kế/tư vấn/công nghệ và dịch vụ tàu thủy; Công ty vận tải biển, công ty đóng tàu trong và ngoài nước; Cơ quan quản lý/giám sát/phân cấp tàu và phương tiện nổi; Viện/Trung tâm nghiên cứu khoa học/cơ sở đào tạo lĩnh vực KTTT trong và ngoài nước; Công ty xây dựng/kết cấu thép/công trình biển/dịch vụ dầu khí… hoặc có thể học tiếp ở bậc cao hơn.
+ PV: Theo tiến sĩ, dự báo về ngành đóng tàu Việt Nam trong những năm tới như thế nào và cần đào tạo những kĩ sư ngành đóng tàu ra sao để đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành đóng tàu?
TS. Phạm Thị Thanh Hương: Trên con đường hội nhập, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy là một trong những xu thế phát triển của kinh tế nước nhà. Do đó, tương lai của sinh viên tốt nghiệp ngành KTTT có niềm đam mê với nghề không chỉ có nhiều cơ hội việc làm mà còn nhiều cơ hội phát triển tiềm năng. Trên con đường hội nhập, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy là một trong những xu thế phát triển của kinh tế nước nhà. Do đó, tương lai của sinh viên tốt nghiệp ngành KTTT có niềm đam mê với nghề không chỉ có nhiều cơ hội hòa cùng sứ mạng chung của Trường ĐHBKHN trong việc phát triển ngành công nghiệp tàu thủy là một trong những xu thế phát triển tất yếu của kinh tế Việt Nam và thế giới.
Xin cảm ơn Tiến sĩ Phạm Thị Thanh Hương đã trả lời phỏng vấn của Tạp chí Công nghiệp Tàu thủy.
Nguyễn Văn Học (thực hiện)
(Nguồn: Tạp chí Công nghiệp tàu thủy Việt Nam)
Tác giả: Trần Ngọc Nam
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn