Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Cá cược xổ số sẽ xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý môi trường cấp tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Đại học Bách Khoa Hà Nội hôm qua ký biên bản ghi nhớ với tổ chức UNDP của Liên hợp quốc nhằm triển khai dự án xây dựng một khung chỉ số phản ánh tính bền vững của môi trường ở 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
Bà Sitara Syed, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam kỳ vọng khung EPI cấp tỉnh năm 2020 sẽ trở thành công cụ giúp các chính quyền địa phương quản lý và thực thi chính sách liên quan đến môi trường hiệu quả hơn.
Bộ chỉ số EPI cấp tỉnh, với 10 chỉ số thành phần, đánh giá 6 vấn đề bao gồm chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước, hiện trạng chất thải rắn, sự đa dạng sinh học và sinh cảnh, môi trường rừng, và khí thải gây ô nhiễm.
“Dựa trên khung chỉ số EPI, chính quyền từng tỉnh, thành phố có thể đưa ra các quyết định như phân bổ nguồn lực cho hoạt động quản lý môi trường hoặc áp dụng các biện pháp chủ động nhằm giải quyết những vấn đề môi trường cấp bách,” bà Syed nói.
Lãnh đạo của tổ chức thuộc Liên hợp quốc nhấn mạnh quyết định hợp tác với Cá cược xổ số trong dự án xây dựng bộ chỉ số về môi trường đầu tiên tại Việt Nam là “quyết định đương nhiên và dễ hiểu đối với UNDP”.
“Đây là trường đại học khoa học và công nghệ lớn nhất ở Việt Nam không chỉ ở quy mô sinh viên mà còn bởi đội ngũ giảng viên, học giả và các nhà nghiên cứu có uy tín ở trong nước và thậm chí quốc tế,” bà Syed giải thích.
Trước dự án xây dựng bộ chỉ số EPI cấp tỉnh, UNDP đã có lịch sử hợp tác lâu dài với Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường thuộc Cá cược xổ số . “Vì vậy, chúng tôi hiểu mức độ cam kết cao độ của các nhà khoa học,” lãnh đạo UNDP nhận xét.
Bà Sitara Syed, Phó Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, phát biểu trong buổi lễ ký biên bản ghi nhớ với Cá cược xổ số ngày 27/10. Ảnh: CCPR-Kim Chi.
Theo phía UNDP, đây là một dự án lớn và Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường sẽ có rất nhiều việc cần làm. Công việc đầu tiên là “chốt” 10 chỉ số thành phần. Năm 2018, UNDP đã nghiên cứu khả thi khung chỉ số EPI cấp tỉnh cho Việt Nam với 7 chỉ số. Tuy nhiên, để đáp ứng những thách thức mới xuất hiện, bộ chỉ số EPI cấp tỉnh năm 2020 tăng thêm ba chỉ số thành phần.
“Việc chọn các chỉ số thành phần có thể gây ra nhiều tranh cãi nên đó không phải là việc đơn giản,” Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, nhận định. “Các chỉ số thành phần không chỉ cần phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam mà còn phải có đầy đủ dữ liệu để phân tích.”
Theo PGS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, các nhà khoa học Bách khoa Hà Nội sẽ phát triển bộ chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý môi trường cấp tỉnh của Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận của chỉ số hoạt động môi trường toàn cầu EPI. Chỉ số EPI toàn cầu, xếp hạng môi trường của 180 quốc gia, do hai trường đại học danh tiếng của Mỹ là Yale và Columbia công bố định kỳ hai năm một lần tại Diễn đàn Kinh tế thế giới.
“Khung chỉ số sẽ điều chỉnh kết hợp các vấn đề môi trường ưu tiên của quốc gia và của địa phương, đồng thời cân nhắc đến tính sẵn có của thông tin định lượng cho từng chỉ số,” PGS. Ánh Tuyết trình bày trong buổi hội thảo với các chuyên gia quốc tế sau lễ ký biên bản ghi nhớ. Nữ viện trưởng lấy ví dụ trong 10 chỉ số thành phần, không có chỉ số về đất do dữ liệu thống kê về chất lượng đất ở các địa phương vừa manh mún vừa thiếu chính xác.
Đại diện của UNDP cho rằng việc thu thập và phân tích số liệu quyết định sự thành công của bộ chỉ số. “Số liệu không chỉ cần chính xác mà quan trọng hơn cả phải được chính phủ của Việt Nam chấp nhận”, bà Syed nhấn mạnh. “Chúng tôi tin tưởng các nhà khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Bách khoa Hà Nội sẽ giúp diễn dịch ý nghĩa các con số để các cơ quan cấp bộ, quốc hội và thành viên chính phủ đưa ra các quyết định và hoạch định chính sách về quản lý môi trường.”
Thông tin minh bạch thúc đẩy sự thay đổi
Khu văn phòng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội vào lúc 8h sáng ngày 27/2/2019. Ảnh: Hạnh Phạm.
Theo một nghiên cứu giữa Greenpeace và AirVisual IQ công bố hồi tháng 3, Hà Nội và TP.HCM nằm trong danh sách 15 thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Chỉ số bụi mịn PM 2.5, tác nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí hiện nay, phá hủy cơ chế tự miễn dịch của cơ thể, gây nhiều bệnh cấp tính và làm tổn thương vĩnh viễn đến các cơ quan nội tạng. Năm 2019, ở Hà Nội, chỉ có 8 ngày nồng độ bụi mịn thấp hơn ngưỡng an toàn quốc gia, còn ở TP. HCM là 36 ngày, theo Air Quality Index.
Năm 2016, hơn 60.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chất lượng không khí quốc gia dưới chuẩn của WHO làm giảm một năm tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam và khiến đất nước thiệt hại 5% GDP mỗi năm.
Bà Đỗ Vân Nguyệt, nhà sáng lập của Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng Live and Learn Vietnam, ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn trở thành vấn đề nóng trong những năm gần đây do người dân ngày càng được tiếp cận với thông tin đầy đủ. “Khi người dân có ý thức hơn về chất lượng môi trường sống của họ, họ sẽ gây áp lực lên chính quyền nhằm đẩy nhanh các giải pháp cải thiện,” chuyên gia này nói.
Bà Nguyệt so sánh chỉ số môi trường EPI cấp tỉnh với chỉ số PAPI đo hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam. Khi khởi xướng chương trình chỉ số PAPI vào năm 2009, UNDP vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, sau 10 năm, PAPI đã trở thành công cụ đáng tin cậy phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp.
Tương tự PAPI, chỉ số môi trường EPI được kỳ vọng sẽ khiến chính quyền các cấp chủ động tham khảo, theo dõi diễn biến các vấn đề môi trường tại địa phương mình và so sánh với các tỉnh, thành phố khác. Từ đó, các cơ quan quản lý sẽ có động lực hành động nhằm cải thiện chất lượng môi trường qua từng năm. “Nếu người dân không được tiếp cận thông tin thì sự thay đổi sẽ đến chậm,” bà Vân Nguyệt nhấn mạnh.
Đoàn công tác của UNDP tham dự hội thảo "Chỉ số thực hiện môi trường" ngày 27/10 do Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Cá cược xổ số tổ chức. Ảnh: CCPR-Kim Chi.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố nhiều chỉ số riêng lẻ về môi trường nhưng EPI cấp tỉnh là bộ chỉ số tổng hợp đầu tiên của Việt Nam. “EPI cấp tỉnh chú trọng tính hiệu quả có thể nhìn thấy được của hoạt động quản lý môi trường. EPI không đo lường việc chính quyền các cấp đầu tư bao nhiêu tiền hay phân bổ nguồn lực như thế nào,” Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh thực tế mức độ đầu tư không phải luôn luôn tỉ lệ thuận với sự hiệu quả trong hoạt động quản lý môi trường.
PGS. Angel Hsu làm việc tại đại học khai phóng Yale-NUS ở Singapore, tham dự hội thảo trực tuyến, chỉ ra mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường. Nhìn vào bảng xếp hạng EPI toàn cầu năm 2020, 10 quốc gia đứng đầu đều là những nền kinh tế phát triển bền vững ở châu Âu. Trong nghiên cứu “Tại sao môi trường quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo?”, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD kết luận bảo vệ môi trường nghĩa là bảo vệ kế sinh nhai và sức khỏe của người dân. Ở những quốc gia phát triển kinh tế bằng cách khai thác triệt để tài nguyên môi trường, tình trạng đói nghèo sẽ ngày càng tồi tệ.
Giáo sư Zainura Zainon Noor, Đại học Công nghệ Malaysia, trình bày tham luận trực tuyến, chia sẻ kinh nghiệm phát triển chỉ số EPI cấp tỉnh của Malaysia từ năm 2012. Chuyên gia này khẳng định chỉ số EPI cấp tỉnh đã giúp các chính quyền địa phương ở Malaysia có cơ sở để điều chỉnh hoạt động quản lý, hành vi quản trị và đưa ra các giải pháp cho các vấn đề môi trường còn tồn tại. Ở Đông Nam Á, Malaysia đứng thứ ba, sau Singapore và Brunei, về hiệu quả quản lý môi trường. Chỉ số EPI toàn cầu năm 2020 của quốc gia này là 47,9 trên thang điểm 100, xếp thứ 68 trên tổng số 180 nước trên thế giới.
Dù là quốc gia Đông Nam Á đạt nhiều tiến bộ nhất trong 10 năm qua, Việt Nam hiện chỉ xếp trên Myanmar (Miến Điện) về năng lực quản lý môi trường. Chỉ số EPI của Việt Nam năm 2020 là 33,4 nghĩa là dưới mức trung bình khu vực và xếp thứ 141 trên thế giới. So sánh trên bình diện quốc tế, Việt Nam mất điểm nhiều nhất ở hiệu quả bảo tồn các loài động vật bị đe dọa, tỉ lệ mất đất ngập nước và độ che phủ rừng quốc gia.
Hồng Hạnh
TIN LIÊN QUAN:
Bách khoa Hà Nội và Toyota nghiên cứu hiệu quả của xe xăng lai điện
Tác giả: Phạm Hồng Hạnh
Những tin cũ hơn