Home - Cá đánh xổ số

Bách khoa Hà Nội nhận tài trợ nghiên cứu từ Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup

Chủ nhật - 11/10/2020 16:48

Ba đề tài của Bách khoa Hà Nội nhận được tài trợ từ Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) năm 2020.

Ngày 12/10/2020, Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF, thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata, Tập đoàn Vingroup tổ chức “Lễ kí kết tài trợ dự án Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ năm 2020”. Sau 6 tháng công bố nhận tài trợ các dự án khoa học và công nghệ định hướng ứng dụng – Hội đồng Khoa học Công nghệ của Quỹ VINIF đã chọn được 28 dự án xuất sắc nhất từ 133 hồ sơ đăng ký.

Theo đó, 03 đề tài của ĐHBK Hà Nội bao gồm:

1️. Tên đề tài: Fi-Mi: Hệ thống di động quan trắc và dự đoán chất lượng không khí ứng dụng trí tuệ nhân tạo

- Chủ nhiệm dự án: TS. Nguyễn Phi Lê

- Đồng chủ nhiệm dự án: PGS. TS. Huỳnh Thị Thanh Bình

- Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông

2️. Tên đề tài: Phát triển hệ thống thời gian thực ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ phát hiện polyp đại tràng và phân loại các tổn thương có nguy cơ ung thư hóa khi nội soi

- Chủ nhiệm dự án: TS.Đinh Viết Sang

- Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông

3️. Thiết kế và chế tạo máy in 3D sinh học tích hợp để đặt nền móng cho các nghiên cứu công nghệ mô tại Việt Nam

- Chủ nhiệm dự án: TS. Phùng Xuân Lan 

- Viện Cơ khí

Bên cạnh đó, đề tài của PGS. Vũ Duy Hải (Viện Điện tử Viễn thông) cùng bệnh viện Việt Đức và PGS. Trương Thu Hương (Viện Điện tử Viễn thông) cùng VinUni cũng nhận được tài trợ lần này.

Ký kết giữa đại diện Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF và đại học Bách khoa Hà Nội ngày 12/10/2020. Ảnh: Kim Chi

Tổng mức tài trợ dành cho 28 dự án là 136 tỷ đồng, trong đó mức cao nhất là 10 tỷ đồng/dự án. 28 dự án nhận tài trợ năm nay gồm 6 dự án công nghệ ứng dụng và 22 dự án khoa học công nghệ đến từ các ngành, lĩnh vực như Gen và tế bào; Khoa học máy tính; Trí tuệ nhân tạo; Tự động hóa; Năng lượng tái tạo; Vật liệu thế hệ mới…

Việc đánh giá chọn ra các dự án được tài trợ dựa trên 5 bộ tiêu chí gồm Mức độ cần thiết của đề tài; Năng lực nghiên cứu của tác giả, cơ sở vật chất của đơn vị thực hiện; Tính sáng tạo, ý nghĩa khoa học; Tác động tới kinh tế - xã hội; Tính thuyết phục của mục tiêu cũng như giá trị khoa học - công nghệ của sản phẩm, dịch vụ. Những dự án được lựa chọn có tính ứng dụng thực tiễn cao, có thể mang lại giá trị lâu dài cho xã hội.

Bên cạnh hỗ trợ về mặt tài chính, VINIF tạo điều kiện hỗ trợ toàn diện và bền vững cho các dự án, như tiếp cận đội ngũ chuyên gia tư vấn, truy cập cơ sở dữ liệu lớn và sở hữu trí tuệ từ hệ sinh thái nghiên cứu của Tập đoàn Vingroup...

Phát biểu tại lễ ký kết, GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học, Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) chia sẻ: “VINIF luôn mong muốn các nhà khoa học Việt có cơ hội tốt nhất để chuyên tâm nghiên cứu bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả, từ đó tạo ra sự khác biệt, đổi mới cho môi trường nghiên cứu khoa học tại Việt Nam”.

TIN LIÊN QUAN:

Bách Khoa Hà Nội tham gia Vành đai nghiên cứu AI toàn cầu

Bách Khoa Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Bách khoa Hà Nội ký thoả thuận đào tạo nhân tài trong nghiên cứu

Tác giả: Phạm Hồng Hạnh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây